Tại sao bị đau xương khớp?



Dưới đây là chia sẻ từ trung tâm y khoa điều trị cơ xương khớp Vạn Hạnh về việc đau xương khớp và một số vấn đề

Liên quan đến việc chăm sóc người bệnh bị xương khớp:

Kết quả chăm sóc người bệnh và một số yếu tố liên quan


Kết quả chăm sóc người bệnh

Trung tâm y khoa Vạn Hạnh , trung tâm điều trị cơ xương khớp và thần kinh, đau uy tín, hiệu quả

- Hướng dẫn tập vận động cho người bệnh: Có 48,8% người bệnh được hướng dẫn tập vận động >1 lần trên ngày.Tập VĐTL giúp phục hồi tầm hoạt động của khớp, làm mạnh gân cơ, điều hợp các động tác, tái rèn luyện cơ bị liệt, mất chức năng, đề phòng thương tật thứ phát. Để tập vận động trị liệu hiệu quả, nhất là ở nhóm bệnh nhân VKDT, người bệnh cần được hướng dẫn tập luyện hằng ngày. Yêu
cầu cơ bản để tập vận động trị liệu có hiệu quả là tập ở giai đoạn sớm
của bệnh, người tập cần được hướng dẫn cụ thể các động tác và kèm
theo tự giác, kiên trì tập luyện, liên tục.
- Hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh VKDT: Có
48,8% người bệnh được hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
Chăm sóc thực hành dinh dưỡng hiệu quả là vấn đề khó thực hiện với
người bệnh vì mỗi người bệnh có thói quen ăn uống khác nhau.
- Hướng dẫn vệ sinh cá nhân cho người bệnh VKDT: hướng dẫn vệ
sinh sinh hoạt hằng ngày rất cần thiết ở nhóm người bệnh VKDT.
- Hướng dẫn tuân thủ sử dụng thuốc: Đa số người bệnh đều
được hướng dẫn tuân thủ thuốc hằng ngày




 Một số yếu tố liên quan tới kết quả chăm sóc người bệnh của điều dưỡng


Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra giới tính, địa dư, bệnh
lý viêm loét dạ dày tá tràng, tình trạng loãng xương, thời gian mắc
bệnh, tình trạng biến dạng khớp là các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả
chăm sóc người bệnh.. Khi tuổi càng cao thì tỷ lệ kết quả chăm sóc
tốt càng giảm. Ở nhóm tuổi 26 – 29 tuổi, tỷ lệ kết quả chăm sóc tốt là
100% trong khi ở độ tuổi ≥ 60 thì kết quả chăm sóc tốt là 51,3%,
người bệnh nữ giới và nhóm người bệnh sống ở nông thôn có kết quả
chăm sóc ở mức thấp hơn so với nhóm người bệnh nam giới và người
bệnh sống ở thành thị (p < 0,05). Tỷ lệ đạt kết quả chăm sóc tốt ở
người bệnh nam gấp 11,03 lần ở người bệnh nữ. Tỷ lệ đạt kết quả chăm sóc tốt ở nhóm người bệnh vùng thành thị gấp 3,26 lần người bệnh ở nông thôn.
Khi xét mối liên quan giữa các bệnh lý kèm theo và kết quả
chăm sóc điều dưỡng, chúng tôi nhân thấy có mối liên quan giữa
bệnh viêm loét dạ dày và loãng xương với tỷ lệ chăm sóc điều dưỡng
tốt. Bệnh nhân có bệnh lý dạ dày kèm theo thì tỷ lệ đạt chăm sóc điều
dưỡng tốt giảm 2,75 lần, so với nhóm người bệnh không có bệnh lý
dạ dày (với p < 0,05). Loãng xương cũng ảnh hưởng đến kết quả
chăm sóc điều dưỡng trong nghiên cứu của chúng tôi. Khi có tình
trạng loãng xương, tỷ lệ kết quả chăm sóc điều dưỡng mức độ tốt
giảm 3,65 lần với p = 0,006.
Người bệnh viêm khớp dạng thấp với thời gian mắc bệnh dưới 5
năm có tỷ lệ chăm sóc tốt gấp 4,31 lần người bệnh có thời gian mắc
bệnh từ 5 năm trở lên với p = 0,002. Thời gian mắc bệnh kéo dài
thường kèm theo nhiều di chứng của bệnh, đòi hỏi yêu cầu về chăm
sóc điều dường cao hơn, vì vậy khả năng đạt được chăm sóc tốt cũng
thấp hơn.

Các bệnh liên quan đến cơ xương khớp có rất nhiều và đây là những căn bệnh tiêu biểu thường hay gặp phải ở rất nhiều người Việt hiện nay.
Loãng xương

  • Căn bệnh này gặp ở rất nhiều người già, đặc biệt là phụ nữ. Hiện tại, một số người trẻ cũng có dấu hiệu loãng xương.
  • Hệ xương vốn dĩ được cấu tạo rất khỏe mạnh. Ở những người bị loãng xương, độ bền và khả năng chịu lực giảm đi rất nhiều. Đây cũng chính là lý do mà xương của người bệnh rất dễ gãy.
  • Nguyên nhân gây ra căn bệnh loãng xương có rất nhiều, có thể kể đến một số nguyên nhân chính như: sử dụng thuốc, tuổi tác, sinh hoạt, nội tiết tố thay đổi,… Riêng phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh, độ vững chắc của hệ xương sẽ giảm đi rất nhiều, mức độ sẽ giảm đi 1 – 3%/năm.
  • Thoái hóa khớp
  • Đây là một căn bệnh cơ xương khớp khá phổ biến, và gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, cứng ở khớp. Ban đầu các dấu hiệu của bệnh chưa thực sự rõ ràng, nhưng theo thời gian, biểu hiện của bệnh ngày càng rõ rệt. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị biến dạng khớp và rất khó khăn khi hoạt động.

  • Thoái hóa khớp là bệnh liên quan đến những tổn thương xảy ra ở khu vực xương dưới sụn và phần sụn khớp. Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng viêm và lượng dịch khớp giảm đi đáng kể.

  • Nguyên nhân chính gây bệnh thoái hóa khớp vẫn là do tuổi cao. Ngoài ra, các yếu tố như béo phì, di truyền, chấn thương, các căn bệnh xương khớp đang gặp phải, tai nạn,… cũng là những nguyên nhân khiến bệnh xuất hiện.
  • Thoát vị đĩa đệm

  • Thoát vị đĩa đệm là một bệnh xương khớp dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường gặp nhất ở những người từ độ tuổi trung niên trở lên. Ban đầu bệnh cũng không quá nghiêm trọng, nhưng do người bệnh chưa nhận thức được hệ lụy của bệnh và chưa có cách điều trị phù hợp nên bệnh càng ngày càng nặng.

  • Người bệnh không chỉ đối mặt với những cơn đau dai dẳng, khó chịu. Mà người bệnh còn gặp nhiều khó khăn trong vận động và sinh hoạt.

  • Phần nhân nhầy ở đĩa đệm của người bệnh thoát vị đĩa đệm bị chệch ra khỏi vị trí ban đầu. Sau khi bị chệch sẽ đi xuyên qua dây chằng gây chèn ép cho các rễ thần kinh xung quanh vị trí xương tại đó. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức, tê bì và khó chịu cho người bệnh.

  • Thoát vị đĩa đệm xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do tai nạn, hoạt động sai tư thế, di truyền, cột sống bị chấn thương,… Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh là những cơn đau lan từ thắt lưng xuống dưới chân (bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống). Nếu khi gặp các dấu hiệu này, người bệnh không tìm cách khắc phục, thì rất có thể toàn bộ phần chân sẽ bị tê liệt, không đi lại được.
  • Thoái hóa cột sống
  • Đây cũng là một căn bệnh xương khớp rất hay gặp. Hiện tại, căn bệnh này ngày càng trẻ hóa. Có rất nhiều người trẻ, chỉ sau 30 tuổi đã mắc phải căn bệnh này. Bệnh càng trở nên nghiêm trọng khi độ tuổi càng lớn.

  • Hệ cơ x ậy, tác động của bệnh sẽ ảnh hưởng đến cả lớp sụn, màng hoạt dịch và phần xương dưới sụn.
  • Người bệnh sẽ gặp phải dấu hiệu đau nhức, ê ẩm, nặng hơn là tê bì. Bệnh thường xuất hiện ở khu vực cổ, lưng và ngực.
  • Đau thần kinh tọa
  • Đau thần kinh tọa có thể là hệ lụy của bệnh thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống hoặc thoái hóa cột sống thắt lưng. Người bệnh sẽ đối mặt với những cơn từ mông lan xuống dọc hai chân theo dây thần kinh tọa. Bởi khi này khối lồi ra của hệ cơ xương khớp chèn ép vào các dây thần kinh.
  • Để hạn chế tối đa tần số và mức độ của những cơn đau, người bệnh nên phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và tìm một biện pháp điều trị bệnh phù hợp.
  • Gai cột sống

  • Ở những người bệnh bị thoái hóa cột sống thường sẽ mắc thêm căn bệnh gai cột sống. Chính phần xương và sụn bị thoái hóa đã biến dạng trở nên nhọn hơn và có gai mọc ra. Các gai này sẽ chèn ép vào dây thần kinh tạo nên những cơn đau khó chịu. Càng vận động và đi lại thì cơn đau càng tăng lên.
  • Cũng như một số căn bệnh cơ xương khớp khác, khi bệnh gai cột sống nặng, người bệnh có thể sẽ bị đau tê tay, lưng và chân.
  • Viêm khớp dạng thấp

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Những bệnh nhân dễ mắc bệnh viêm khớp